Trong thời đại internet phát triển như ngày nay, việc mua hàng online đã trở nên phổ biến và được người tiêu dùng ưu ái lựa chọn. Khác với các cửa hàng truyền thống, chi phí để mở một cửa hàng quần áo online thấp hơn rất nhiều. Bạn không cần phải tìm một vị trí, thuê mặt bằng, cũng không cần phải thuê nhân công (nếu bạn là cá nhân kinh doanh) hoặc nếu có thì cũng không nhiều. Bạn hãy tham khảo 4 bước cơ bản sau để mở một shop bán hàng online hiệu quả nhé.
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là bước quan trọng của việc bán quần áo online. Đối tượng khách hàng bạn hướng đến là nam hay nữ? Độ tuổi bao nhiêu? Bạn hướng đến dòng sản phẩm công sở lịch lãm hay xu hường thời trang trẻ trung, năng động? Việc xác định khách hàng giúp bạn khoanh vùng đối tượng, hiểu rõ hơn nhu cầu của tập khách hàng mục tiêu, xu hướng thời trang của họ. Đối tượng của bạn càng chi tiết bao nhiêu, dễ hình dung như thế nào thì sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc vạch ra các kế hoạch tiếp theo. Ngoài ra, việc cập nhật xu thời trang cũng là một trong những việc bạn nên làm thường xuyên, một chủ shop chịu khó tìm kiếm, cập nhật những xu hướng luôn tạo thiện cảm với khách hàng, họ tin tưởng ở bạn là chuyên gia tư vấn thời trang cho họ, cũng như tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng của bạn. Bạn chú ý là việc cập nhật xu hướng thời trang này không chỉ đơn giản là việc bạn ‘copy’ bài ở nơi khác về hay ‘dịch’ bài từ nước ngoài mà bạn cần biên tập lại, tổng hợp lại theo văn phong phù hợp với tập khách hàng của bạn, làm sao để họ đọc và cảm thấy nội dung đó chỉ có bạn có và chắt lọc cho họ.
Bước 2: Tìm đầu mối cung cấp nguồn hàng
Tìm nguồn cung cấp hàng cũng là một bước vô cùng quan trọng. Đầu mối cung cấp phải đảm bảo sự uy tín về cả chất lượng cũng như số lượng. Đồng thời nhà cung cấp cần có đủ các loại kích cỡ, màu sắc để đảm bảo sự đa dạng cho sản phẩm của bạn. Hiện nay, các shop online phần lớn đều nhập hàng ở các chợ đầu mối lớn hoặc các nhà máy cung cấp hàng xuất khẩu hay hàng xách tay. Vì vậy, sản phẩm của các shop online đến 80% là “đụng hàng” nhau, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có giá tốt hơn. Nếu sản phẩm của bạn nhập với số lượng ít sẽ không được hưởng mức chiết khấu cao, bạn sẽ phải cạnh tranh về giá với các shop lớn. Ngoài ra, bạn nên tìm những sản phẩm “độc” và “ chất” để thu hút khách hàng và tạo độ “hot” cho shop của mình.
Bước 3: Đảm bảo kho hàng được cất giữ an toàn
Mặc dù là bán hàng online, không cần thuê mặt bằng trưng bày sản phẩm, nhưng bạn vẫn cần phải có nơi để cất giữ hàng. Trong một số trường hợp, khách hàng của bạn vẫn có thể mong muốn đến tận nơi để xem và lựa chọn sản phẩm. Bạn nên tìm một địa điểm có địa chỉ rõ ràng, cụ thể, để khách hàng dễ dàng tìm được (có thể cửa hàng của bạn ở trong ngõ, nhưng đảm bảo có địa chỉ cụ thể). Ngoài ra, kho hàng của bạn phải đảm bảo an toàn, khô ráo, thoáng mát, tránh xa trẻ em, vật nuôi, dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa. Bạn nên cân nhắc đến việc đầu tư một kho hàng riêng hoặc mua bảo hiểm cho kho hàng của bạn, đề phòng trường hợp rủi ro.
Bước 4: Tạo lập 1 gian hàng “Ảo”
Tạo 1 tài khoản trên các diễn đàn mua bán, hoặc trên các trang mạng xã hội
Việc sở hữu 1 tài khoản rao vặt miễn phí không còn xa lạ với các chủ shop bán quần áo online. Các chợ online trên internet ngày càng nhiều, hoạt động mua bán diễn ra nhanh chóng, thậm chí còn sôi nổi hơn hình thức chợ truyền thống. Tuy nhiên, với hình thức này, để tin rao vặt của bạn được lên top thì hàng tháng bạn sẽ phải trả 1 khoản phí không nhỏ cho webmaster (người quản lý trang web, diễn đàn). Không chỉ vậy, bạn còn bị kiểm soát quyền hạn như việc up tin bài, số lượng sản phẩm được up lên.
Ngoài ra, xu hướng tạo fanpage bán hàng trực tuyến trên các trang mạng xã hội như Facebook cũng đang trở nên thịnh hành. Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã sở hữu ngay một fanpage riêng cho shop của mình. Bạn có thể sử dụng hình thức quảng cáo sponsor, tổ chức các event nhỏ để câu like, view ….. nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. Điểm hạn chế của fanpge trên Facebook là việc các nhà mạng Việt Nam thường xuyên chặn truy cập Facebook, dẫn đến tình trạng bạn và khách hàng không thể truy cập được.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét